I.          Giới thiệu: Ichimoku Kinko Hyo, hay Ichimoku, là một chỉ báo kỹ thuật toàn diện được sử dụng để xác định xu hướng, xác định hỗ trợ và kháng cự, và cung cấp tín hiệu giao dịch. Ichimoku Được phát triển bởi Goichi Hosoda, một nhà báo người Nhật Bản, vào cuối những năm 1930, giờ đây nó được sử dụng phổ biến trên các thị trường tài chính vì những ích lợi mà nó đem lại.

Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là "Cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của đồ thị giữa giá và thời gian", tập trung vào yếu tố “cân bằng”.

Biểu đồ giúp các diễn biến trên thị trường được thể hiện một cách trực quan, dễ xác định xu hướng hiện tại, tương lai, và điểm ra và vào thị trường.

Vì Ichimoku có đầy đủ các yếu tố về kháng cự/hỗ trợ, xu hướng, nên có thể sử dụng riêng biệt  mà không cần kèm theo chỉ báo nào khác.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi, khi sử dụng Ichimoku, vẫn nên theo dõi kèm theo biểu đồ sóng, nó sẽ giúp hạn chế sai sót ở những vùng đỉnh và đáy sóng, vì khi thị trường dao động ở vùng đỉnh hay đáy sóng, những tín hiệu Tenkan cross Kijun hoặc Kumo break rất thường sai sót.

     II.          Các thành phần trong Ichimoku:

Ichimoku bao gồm năm đường trung bình động, được vẽ trên biểu đồ giá. Các đường này được sử dụng để cung cấp thông tin về xu hướng, động lượng, và hỗ trợ và kháng cự.

1.      Tenkan-sen (Đường chuyển đổi/ conversion line): được tính bằng cách lấy tổng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong 9 phiên giao dịch(khoảng ước chừng 2 tuần), sau đó chia cho 2. Đường Tenkan-sen phản ánh xu hướng ngắn hạn của thị trường.

TenkanSen = ( Highest high 9 phiên + Lowest low 9 phiên ) / 2

2.      Kijun-sen (Đường cơ sở/ base line): được tính bằng cách lấy tổng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong 26 phiên giao dịch (khoảng ước chừng 1 tháng), sau đó chia cho 2. Đường Kijun-sen phản ánh xu hướng trung hạn của thị trường.

KijunSen = ( Highest high 26 phiên + Lowest low 26 phiên ) / 2

3.      Senkou Span A (Đường dẫn A/ Leading span A/ up Kumo): được tính bằng cách lấy trung bình cộng của đường Tenkan-sen và đường Kijun-sen (đường di chuyển giữa TenkanSen và KijunSen), sau đó được dịch chuyển về phía trước 26 phiên giao dịch giúp quan sát tương lai 26 phiên. Đường Senkou Span A phản ánh xu hướng trung dài hạn của thị trường.

Senkou SpanA = ref( (TenkanSen + KijunSen) / 2), 26 )

4.      Senkou Span B (Đường dẫn B/ Leading span B/ down Kumo): được tính bằng cách lấy trung bình cộng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong 52 phiên giao dịch (khoảng dưới 3 tháng), sau đó được dịch chuyển về phía trước 26 phiên giao dịch giúp quan sát tương lai 26 phiên. Đường Senkou Span B phản ánh xu hướng dài hạn của thị trường.

Senkou SpanB = ref( ( Highest high 52 phiên + Lowest low 52 phiên ) / 2), 26)

5.      Chikou Span (Đường trễ/ lagging line): được tính bằng cách lấy giá đóng cửa của phiên hiện tại, sau đó dịch chuyển về phía sau 26 phiên giao dịch. 

Đường Chikou Span phản ánh tương quan giữa giá quá khứ đã di chuyển như thế nào so với hiện tại. Nó có nhiệm vụ xác nhận xu hướng.

Chikou vượt trên giá 26 phiên trước, xác nhận xu hướng tăng, Chikou giảm dưới giá 26 phiên trước, xác nhận xu hướng giảm. Cũng do tính năng này, chúng ta có thể sử dụng tương quan giữa Chikou và giá để đoán ra vùng hỗ trợ (hoặc kháng cự) tương lai.

6.      Kumo: mây Kumo là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống Ichimoku Kinko Hyo. Mây Kumo là vùng khoảng cách được hình thành giữa 2 đường SenkouSpanA và SenkouSpanB, là thành phần độc đáo nhất trong hệ Ichimoku, cho phép ngay lập tức thấy được bức tranh về sự cân bằng giá, về hỗ trợ hoặc kháng cự trong dài hạn.

    III.          Sử dụng: Có thể sử dụng Ichimoku để làm nhiều việc như sử dụng để xác định xu hướng, tìm hỗ trợ hoặc kháng cự rất hiệu quả, đồng thời cung cấp tín hiệu giao dịch tương đối tốt.

Ngoài ra, ta có thể sử dụng mây Kumo để phán đoán điểm đảo chiều xu hướng thông qua Kumo cross trong tương lai, hoặc có thể thông qua việc sử dụng lý thuyết thời gian Ichimoku time series để dự doán thời gian và điểm mà giá sẽ dịch chuyển tới trong tương lai.

Cũng có thể sử dụng Chikou nhanh chóng nhìn ra hình dạng các mẫu hình thông dụng dễ nhìn như vai - đầu – vai/ vai - đầu – vai ngược, tách tay cầm, hai đỉnh, ba đỉnh, hai đáy, ba đáy.

1.     Sử dụng các thành phần trong Ichimoku để xác định xu hướng hiện tại:

a.     TenkanSen: đường chuyển đổi xu hướng.

Ø  Giá cắt lên trên hoặc cắt xuống dưới TenkanSen là tín hiệu đầu tiên báo hiệu sự thay đổi xu hướng có thể sẽ xảy ra. Ví dụ thị trường đang trong xu hướng giảm, khi đó có sự thay đổi về giá vượt lên khỏi TenkanSen, đó là tín hiệu ban đầu của sự thay đổi xu hướng sang xu hướng tăng. Ngược lại, thị trường đang trong xu hướng tăng, giá cắt xuống dưới TenkanSen là dấu hiệu ban đầu của sự thay đổi sang xu hướng giảm.

 

b.    KijunSen: đường xu hướng ngắn hạn (26 phiên)

Ø  TenkanSen nằm trên KijunSen: xu hướng tăng ngắn hạn. Sau khi giá vượt lên trên TenkanSen, sau đó tiếp tục Tenkan cắt lên KijunSen báo hiệu xu hướng đã thay đổi từ giảm sang tăng.

Ø  TenkanSen nằm dưới KijunSen: xu hướng giảm ngắn hạn. Sau khi giá giảm xuống dưới TenkanSen, sau đó tiếp tục Tenkan cắt xuống KijunSen báo hiệu xu hướng đã thay đổi từ tăng sang giảm.

Ø  TenkanSen và KijunSen nằm sát nhau gần như cùng 1 đường và cùng tăng: xu hướng tăng mạnh, sự chập lại của 2 đường này gọi là “hợp bích”.

Ø  TenkanSen và KijunSen nằm sát nhau gần như cùng 1 đường và cùng giảm: xu hướng giảm mạnh.

Ø  Khi giá di chuyển quá nhanh và rời xa KijunSen (mất cân bằng), nó có xu hướng quay trở lại KijunSen để cân bằng lại.

 

c.     Kumo: sử dụng Kumo để xác định xu hướng trung hạn.

Ø  Giá nằm trên mây Kumo là xu hướng tăng.

Ø  Giá nằm dưới Kumo là xu hướng giảm.

Ø  Giá nằm trong mây Kumo (nằm giữa SenkouSpanA và SenkouSpanB): thị trường chưa có xu hướng.

Ø  Xu hướng tương lai

o   Nhìn về trước (26 phiên), nếu mây Kumo xanh (SenkouSpanA > SenkouSpanB): xu hướng tương lai tăng.

o   Nhìn về trước 26 phiên, nếu mây Kumo đỏ (SenkouSpanA < SenkouSpanB): xu hướng tương lai giảm.

o   Nhìn về trước 26 phiên, nếu mây Kumo xoắn (SenkouSpanA cắt lên SenkouSpanB, hoặc SenkouSpanA cắt xuống SenkouSpanB: xu hướng tương lai sắp thay đổi.

o   Đôi khi mây Kumo tương lai xoắn liên tục báo hiệu sẽ có dao động không rõ ràng, rủi ro tăng.

 

Ø  Mây Kumo mỏng (giá trị của SenkouSpanA và SenkouSpanB gần bằng nhau): thị trường đang dao động không ràng, xu hướng hiện tại đang suy yếu (SenkouSpanA ko tăng hoặc giảm nhanh), vì vậy có khả năng có thể sẽ đảo chiều xu hướng.

Ø  Tuy nhiên trong trường hợp giá đang sideway dương (giá tích lũy không tăng giảm nhiều so với quá khứ gần + giá nằm sát trên mây Kumo + giá nằm sát trên Tenkan + giá nằm sát trên Kijun65 + khối lượng cạn kiệt gần như không còn mua bán so với quá khứ), kết quả của sự tích lũy này là mây Kumo tương lai đi ngang với biên độ hẹp. Sự tích lũy này báo trước có thể sẽ có bùng nổ rất mạnh và tăng trong thời gian dài hạn sắp tới, đây là trường hợp rất nên mua khối lượng tương đối lớn chờ ngày bùng nổ.

Ø  Mây Kumo dày (giá trị của SenkouSpanA và SenkouSpanB cách xa nhau): thị trường đang biến động cao dẫn tới SenkouSpanA tăng (hoặc giảm) nhanh hơn di chuyển bình thường, trong khi đó SenkouSpanB không tăng theo kịp cho nên SenkouSpanA ngày càng cách xa hơn so với SenkouSpanB: vỉ vậy xu hướng càng được khẳng định chắc chắn hơn, mạnh hơn.

 

d.    Chikou: làm nhiệm vụ xác nhận xu hướng

Ø  Khi xu hướng chuyển sang xu hướng tăng, nếu Chikou vượt qua giá quá khứ, như vậy xu hướng tăng được xác nhận. Ngược lại, khi xu hướng chuyển sang xu hướng giảm, nếu Chikou giảm xuống khỏi giá quá khứ, như vậy xu hướng giảm được xác nhận.

 

Hình III.1: Xu hướng

 

2.     Xác định hỗ trợ / kháng cự:

a.     TenkanSen: hỗ trợ (hoặc kháng cự) ngắn hạn (9 phiên ~= gần 2 tuần).

b.    KijunSen: hỗ trợ (hoặc kháng cự) trung hạn (26 phiên ~= 1 tháng).

c.     Kumo:

Ø  Mây Kumo là thành phần thường được sử dụng làm kháng cự (hoặc hỗ trợ) cực kỳ hiệu quả. Giá vượt qua được mây Kumo có thể xem như bước vào xu hướng uptrend trung hạn. Ngược lại, giá giảm xuống khỏi mây Kumo thì vào downtrend.

Hình KumoUptrend

Hình Kumo downtrend

Ø  Mây Kumo mỏng: vì mây Kumo đại diện cho vùng hỗ trợ (hoặc kháng cự), cho nên mây Kumo mỏng cho thấy giá giá di chuyển chậm lại, báo hiệu mức hỗ trợ (hoặc kháng cự) yếu, rất có khả năng thủng mây.

Ø  Mây Kumo dày: Mây Kumo tăng mới đầu nhỏ, càng về sau càng phình to ra: hình dạng này cho thấy giá tăng quá nhanh và mạnh trong thời gian ngắn, làm cho TenkanSen chạy nhanh hơn so với KijunSen., càng về sau mây càng dày lên. Điều này làm cho mây tạo thành mức hỗ trợ (hoặc kháng cự) mạnh: nếu giá chạm mây Kumo dày thì khả năng rất cao sẽ bị đẩy ngược trở lại.

Ø  Mây Kumo tăng hoặc giảm bậc thang: hình dạng mây như hình thang tăng lên, đ ingang tạo nền giá, rồi lại tăng lên. Dạng bậc thang cho thấy mây tăng đều và ổn định, có thể tăng lâu dài.

Ø  Mây Kumo xoắn liên tục, báo hiệu xu hướng không ổn định, không chắc chắn, không có xu hướng. Dạng này có thể coi là giá đang tích lũy chặt chẽ.

d.    Khác: ngoài TenkanSen, KijunSen, mây Kumo, có thể tích hợp thêm vào hệ Ichimoku 4 đường trung bình khác nhằm làm hỗ trợ (hoặc kháng cự) cực kỳ hiệu quả, đó là:

Ø  Kijun65 = ( Highest high 65 phiên + Lowest low 65 phiên ) / 2

 

Ø  Kijun129 = ( Highest high 129 phiên + Lowest low 129 phiên ) / 2

 

Ø  Kijun234 = ( Highest high 234 phiên + Lowest low 234 phiên ) / 2

 

Ø  MA200 = trung bình 200 phiên

 

Trong đó, 2 đường Kijun65 và Kijun129 rất hay đi sát gần nhau tạo thành 1 vùng hỗ trợ (hoặc kháng cự) rất mạnh, vùng này thường làm giá bật ngược trở lại mỗi khi giá tiến sát gần chúng.

 

e.     Độ mạnh cùa hỗ trợ (hoặc kháng cự): vì thời gian lấy mẫu khác nhau, cho nên tính chất mạnh hay yếu của c là khác nhau, đường trung bình nào có thời gian lấy mẫu càng dài thì càng mạnh.

Ø  Kumo là vùng có hỗ trợ (hoặc kháng cự) mạnh nhất. (Kumo dày mạnh hơn Kumo mỏng)

Ø  Kế sau Kumo là KijunSen (trung bình 26 phiên)

Ø  TenkanSen yếu nhất (trung bình 9 phiên). Vì lý do TenkanSen yếu nhất, nên trước khi giá có thể đảo chiều thì giá cần vượt qua TenkanSen. Chúng ta có thể sử dụng tính chất này như sau:

o   Khi thị trường downtrend, giá đang giảm mạnh, chúng ta chỉ nên quan tâm đến cổ phiếu nào có giá vượt qua TenkanSen, và bỏ qua tất cả cổ phiếu nằm dưới TenkanSen vì chúng quá yếu, có thể giảm tiếp.

o   Khi thị trường uptrend, chúng ta nên canh chừng những cổ phiếu đã rớt xuống dưới TenkanSen xem chúng có khả năng đảo chiều hay không.

Ø  Đường trung bình càng đi ngang trong thời gian càng dài thì càng mạnh. Ví dụ, giá nằm trên SenkouSpanA, và SenkouSpanA đã đi nằm ngang 3 tháng sẽ là mức hỗ trợ cực mạnh.

Ø  Khu vực tập trung càng nhiều đường trung bình thì càng mạnh. Ví dụ, giá nằm trên KijunSen, đồng thời các đường KijunSen, SenkouSpanA, Kijun65, Kijun129, Kijun 234, Ma200 đều tập trung ở khu vực giá từ 61-63, thì khu vực giá 61-63 này là vùng hỗ trợ cực mạnh.

 

3.     Tín hiệu giao dịch: từ dao động của các yếu tố trong Ichimoku mà ta thu được tín hiệu mua và bán khác nhau.

 

a.     TenkanSen Cross: TenkanSen cắt KijunSen

Ø  TenkanSen cắt KijunSen từ dưới lên: tín hiệu mua Tenkan cross (tín hiệu chuyển từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng)

o   Tín hiệu mua mạnh (TK_C3): TenkanSen cross, và điểm cross này nằm trên mây Kumo. (báo hiệu kết thúc điều chỉnh, Kumo làm hỗ trợ thành công, tiếp tục xu hướng tăng). Điểm mua trên Kumo được xem là an toàn vì nó nằm trên hỗ trợ mây Kumo, giá rơi xuống gần chạm mây thường bật trở lại.

o   Tín hiệu mua trung bình(TK_C2): TenkanSen cross, điểm cross này nằm trong mây Kumo.

 

o   Tín hiệu mua yếu(TK_C1): TenkanSen cross, điểm cross này nằm dưới mây Kumo. Vì điểm cross nằm dưới mây Kumo là kháng cự mạnh, nên gần chạm mây thì thường bật ngược trở lại cho nên mới nói rằng điểm mua này yếu (mua sóng hồi).

Ø  TenkanSen cắt KijunSen từ trên xuống: tín hiệu bán Tenkan cross

o   Tín hiệu bán mạnh: TenkanSen cross, điểm cross này nằm dưới mây Kumo.

o   Tín hiệu bán trung bình: TenkanSen cross, điểm cross này nằm trong mây Kumo.

o   Tín hiệu bán yếu: TenkanSen cross, điểm cross này nằm trên mây Kumo.

 

b.    Kumo break:  mỗi khi giá phá mây hoặc rớt khỏi mây, tạo ra tín hiệu đáng tin

Ø  Giá vượt qua khỏi mây: điểm mua break Kumo

Ø  Giá rớt xuống dưới mây: bán break down Kumo

 

c.     SenkouSpan cross: tín hiệu mua khi đường SenkouSpanA tương lai cắt đường SenkouSpanB tương lai.

o   Tín hiệu mua mạnh: SenkouSpan tương lai cross, và giá hiện đang nằm phía trên mây Kumo.

o   Tín hiệu bán mạnh: SenkouSpan tương lai cross xuống, , và giá hiện đang nằm phía dưới mây Kumo.

 

d.    ChikouSpan cross: ChikouSpan cross phát sinh khi đường chikou (lagging line) tăng cắt vượt lên trên giá hoặc giảm xuống dưới giá.

Khi đường Chikou Span cắt lên giá, nó được coi là một tín hiệu mua. Điều này cho thấy rằng giá đang bắt đầu tăng và có thể tiếp tục xu hướng tăng.

Khi đường Chikou Span cắt xuống giá, nó được coi là một tín hiệu bán. Điều này cho thấy rằng giá đang bắt đầu giảm và có thể tiếp tục xu hướng giảm.

Tín hiệu Chikou Span Cross có thể được sử dụng như một tín hiệu độc lập, tuy nhiên nên kết hợp với các tín hiệu khác để tăng độ tin cậy.

o   Tín hiệu mua mạnh: ChikouSpan cross, giá nằm trên mây Kumo khi xảy ra điểm cross này.

o   Tín hiệu bán mạnh: ChikouSpan cross, giá nằm dưới mây Kumo khi xảy ra điểm cross này

 

4.     Điểm đảo chiều xu hướng hoặc điểm hồi: Có thể dự đoán điểm đảo chiều hoặc điểm mà hệ thống sẽ bắt đầu hồi lại trong Ichimoku thông qua KumoCross, hoặc Time series. Ngoài ra hình dạng Kumo như Kumo phẳng cũng làm giá điều chỉnh.

 

a.     Điểm đảo chiều Kumo cross: Khi 2 đường SpanA và SpanB giao nhau trong tương lai, thì đó là điểm có khả năng giá sẽ đảo chiều xu hướng, hoặc điều chỉnh trong xu hướng hiện tại. Theo kinh nghiệm của tôi, thì khi kết hợp điểm đảo chiều này và “biểu đồ sóng” thì khả năng chính xác rất cao.

 

b.    Kumo phẳng: Kumo phẳng là hiện tượng SenkouSpanA đi ngang, hoặc SenkouSpanB đi ngang, hiện tượng này xảy ra báo hiệu giá sắp có điều chỉnh trong tương lai gần hút giá về gần Kumo.

 

            IV.          Kết Luận: Ichimoku là một hệ thống mạnh mẽ khi mà chỉ cần nó thôi đã đủ để biết được cả xu hướng, kháng cự (hoặc hỗ trợ), xác định được điểm đảo chiều tương đối, cũng như biết được khoảng thời gian tương lai sẽ đảo chiều và điểm mà giá hướng tới.

Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố như vậy nên sự phức tạp tương đối lớn, cần nhiều thời gian cảm nhận.

Dù các yếu tố về kháng cự (hoặc hỗ trợ) cũng như điểm đảo chiều rất tốt, thì điểm mua Tenkan – Kijun cross có sự chính xác chỉ ở mức trung bình, tín hiệu sai sót tương đối cao.

Để tăng độ chính xác của tất cả các yếu tố này trong Ichimoku, ta có thể kết hợp với biểu đồ dao động khác, 2 biểu đồ đặc biệt mạnh mà tôi khuyến nghị nên sử dụng với Ichimoku là biểu đồ “Sóng” và biều đồ dòng tiền. Biều đồ “Sóng” này đo lường dao động của sóng, ta sẽ dễ dàng nhận ra vùng sóng nào an toàn, vùng nào đã quá cao dễ xảy ra rủi ro.


Khi Ichimoku có tín hiệu mà sóng đi vào vùng sóng quá cao và có xu hướng yếu đi, chúng ta sẽ hạn chế mua đuổi, hoặc mua rủi ro (tức là mua và sẵn sàng bán).

Ngược lai khi Ichimoku có tín hiệu mua khi sóng đang dâng lên ở vùng đáy sóng, chúng ta nên mua, và chờ bán khi sóng lên cao.